Tin tức
   Tin Tức BV
TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ MANG THAI - 02:39:52 PM | 17/11/2017
TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ MANG THAI

 Mang thai luôn là một giai đoạn thú vị nhưng không phải luôn là như vậy và không phải phụ nữ nào cũng thấy thế. Ít nhất 10% thai phụ bị bệnh trầm cảm (TC). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tỉ lệ thai phụ bị TC thực tế cao hơn nhiều. Bởi phần lớn cố gắng che đậy cảm giác thực của mình, luôn tự nhận là giai đoạn thú vị, đáng nhớ và cho rằng sự buồn chán chỉ là một trạng thái bình thường. Nhưng TC có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chị em. TC là một rối loạn cảm xúc nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Là nguyên nhân đứng hạng thứ 2 và là gánh nặng cho y tế toàn cầu.

  1. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy dấu hiệu của bệnh TC:

– Khả năng tập trung kém, khó tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột.

– Lo lắng nhiều, liên tục về sức khỏe và sự an nguy của con mình.

– Rất dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn.

– Rối loạn giấc ngủ.

– Mệt mỏi quá mức, triền miên hoặc không dứt.

– Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì.

– Mất hứng thú với tình dục hoặc sự gần gũi.

– Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì.

– Buồn bã không dứt và khóc không vì bất cứ lý do rõ ràng nào.

– Thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè.

  1. Nguyên nhân :

– Nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn.

– Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới TC là sự phức tạp trong các mối quan hệ, đặc biệt nếu hai vợ chồng đang trục trặc hoặc thai phụ đang mâu thuẫn với gia đình nhà chồng.

– Mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặc mới sinh con được 1 thời gian cũng có thể gây ra TC cho mẹ hoặc cho cả bé.

– Tài chính khó khăn cũng góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ.

– Bản thân hay gia đình có tiền sử TC: Nếu trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân có bệnh thì cũng rất dễ bị TC khi mang thai.

– Gặp sự cố: bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly dị hay mất việc đều có thể gây ra TC.

– Cô độc: bạn hay chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai? Bạn đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? Bạn sống xa người thân và thấy nhớ họ? Cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ… đều có thể dẫn tới TC.

– Có vấn đề về thai sản: từng gặp vấn đề về thai sản như nghén nhiều hoặc cảm thấy mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sỹ.

– Khó thụ thai hay đã từng sảy thai: nếu đã từng bị sảy thai trong quá khứ, thai phụ sẽ tự nhận thấy mình đang lo lắng cho sự an toàn của lần mang thai này như thế nào. Những lời khuyên giữ gìn, cẩn thận… của chồng, người thân và bạn bè cũng góp phần làm thai phụ thêm lo lắng.

– Từng bị lạm dụng: mang thai có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm không vui mà người phụ nữ đã từng trải qua liên quan tới tình dục. Cơ thể đang thay đổi vượt tầm kiểm soát và nó có thể “xới tung” mọi thứ tưởng đã được “chôn sâu, giữ chặt”.

  1. Chăm sóc các sản phụ có nguy cơ bị trầm cảm tại khoa A4: các bác sỹ và nhân viên khoa A4 đã và đang tích cực chăm sóc, phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm những trường hợp điều trị kéo dài, trường hợp thai phụ có bệnh lý toàn thân nặng, bất thường về thai… Đang điều trị tại khoa.

– Giải thích rõ ràng, rành mạch, đầy đủ thông tin và kiên trì điều trị.

– Hướng dẫn bệnh nhân đang điều trị dùng đúng, đủ liều thuốc khi điều trị.

– Không được ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

– Động viên, giải thích theo hướng tích cực làm giảm căng thẳng trong suy nghĩ về bệnh lý đang điều trị, không bao giờ tuyệt vọng về bệnh của mình.

– Trung thực khi thăm khám và điều trị hằng ngày, cập nhật tình trạng về bệnh lý và tâm lý sản phụ.

– Hướng dẫn sản phụ cách tự phòng bệnh bằng chế độ ăn sạch, chế độ vệ sinh khi đang điều trị tại khoa.

– Trả lời đầy đủ và kịp thời những câu hỏi của bệnh nhân đang điều trị tại khoa, hỗ trợ về chuyên môn nhanh nhất có thể khi bệnh nhân cần.

– Báo cáo đầy đủ tình trạng bệnh lý, tiến triển trong điều trị nguyện vọng của bệnh nhân đang điều trị trong các buổi đi buồng của khoa và chiều thứ 3 và sáng thứ 6 hàng tuần. Cùng các bác sỹ trong khoa thảo luận và tìm ra giải pháp tốt nhất để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

  1. Ứng phó với TC như thế nào? Hướng dẫn các sản phụ thực hiện:

– Đơn giản hóa vấn đề: Đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai.

– Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm: Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.

– Nói ra: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.

– Thiết lập sự ủng hộ: Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.

– Thư giãn: Các thai phụ thường được khuyê là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp.

– Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.

– Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.

– Ăn sô-cô-la đen: Nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô-cô-la sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô-cô-la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn các miếng sô-cô-la nhỏ được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.

  Theo dòng sự kiện
   Văn bản số 4101/UBND-KGVX   - 25/04/2017
  Các bài viết mới hơn
    Yêu cầu báo giá   - 09/05/2024
    QĐ phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu   - 07/05/2024
    QĐ phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu   - 07/05/2024
    Yêu cầu báo giá   - 07/05/2024
    Thư mời báo giá   - 26/04/2024
    Yêu cầu báo giá Trang thiết bị y tế   - 16/04/2024
    yêu cầu báo giá phí thẩm định giá Trang thiết bị y tế   - 16/04/2024
    Yêu cầu báo giá   - 16/04/2024
    Thư mời chào giá   - 12/04/2024
    Yêu cầu báo giá   - 11/04/2024
LIÊN KẾT WEBSITE